Nếu bạn bị cảm nhưng lại lo lắng rằng bệnh tình có thể nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu bạn mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, dị ứng nghiêm trọng, tiểu đường, bệnh thận hoặc những vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch.
Ngoài ra, cảm lạnh còn gây ảnh hưởng khác nhau lên phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người già trên 65 tuổi.
1. Bạn bị cảm lâu hơn 4 ngày
Theo Melisa Lai Beeker, giám đốc Hiệp hội Sức khỏe Cambridge, cảm lạnh thông thường chỉ kéo dài nhiều nhất 3-4 ngày. Những triệu chứng ban đầu có thể là rát họng, táo bón và sổ mũi, sau đó là ho liên tục.
Trong khi ho và sổ mũi có thể vẫn còn, những triệu chứng khác thường sẽ biến mất sau 4 ngày. Nếu chúng vẫn xảy ra trong nhiều ngày, bạn có thể đã mắc bệnh cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
2. Các triệu chứng tưởng như đã hết, lại đột ngột xuất hiện lại
Navya Mysore, bác sỹ tư nhân của One Medical Group cho rằng, khi bạn nghĩ rằng bạn đã khỏi bệnh, nhưng các triệu chứng lại xuất hiện không lâu sau đó, thì có thể là dấu hiệu của 1 căn bệnh bật trở lại sau khi dùng thuốc hoặc sự nhiễm độc.
Bạn có thể mắc cảm lạnh lúc đầu, nhưng khi hệ miễn dịch trở nên yếu đi do lạm dụng thuốc, bạn có thể sẽ mắc thêm các bệnh đau họng, viêm phổi hoặc viêm mũi dị ứng.
3. Bạn vừa trở về sau chuyến đi dài
Theo Stella Safo, bác sĩ nội khoa tại bệnh viện Mount Sinai, những chuyến đi du lịch nước ngoài cũng có thể là 1 nguyên nhân của các bệnh truyền nhiễm đặc biệt từ nơi bạn đến.
4. Sốt cao
Bạn có thể bị sốt khi cảm lạnh, nhưng nếu nhiệt độ sốt trên 38 độ C, đó là dấu hiệu của viêm họng do vi trùng. Bệnh viêm họng, nếu không được chữa trị, sẽ dẫn tới thấp khớp và một vài vấn đề tim mạch nghiêm trọng.
5. Nhiệt độ cơ thể thấp lâu ngày
Bác sĩ Lai Becker chỉ ra rằng, ngay cả khi bạn không sốt cao, nhưng nếu có nhiệt độ thấp trong vài ngày liên tục, điều đó chứng tỏ cơ thể bạn đang chống lại loại bệnh khác không chỉ là cảm lạnh. Nếu nó diễn ra dai dẳng bạn có thể đã mắc bệnh cúm hoặc bệnh mono (bạch cầu đơn nhân).
6. Đau bụng
Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy thường không đi cùng với cảm lạnh, vì vậy nếu các triệu chứng này xuất hiện, bạn có thể đã mắc bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cúm.
7. Đau đầu
Các bác sĩ đặc biệt lưu ý đến triệu chứng đau đầu nghiêm trọng, nhất là nếu đi cùng với sốt cao và cứng cổ. Theo bác sĩ Mysore, đó có thể là dấu hiệu của viêm màng não.
Mặt khác, nếu bạn cảm thấy đau nhức căng đầu hoặc đau xung quanh mắt, mũi, thì bạn cần đi khám xem liệu mình có mắc viêm xoang hay không. Những cơn đau đầu như này thường nặng hơn khi bạn cúi đầu về phía trước do áp lực từ khoang mũi bị tắc nghẹt.
8. Đau ngực hoặc khó thở
Tuy ho là 1 triệu chứng của cảm lạnh, nhưng ít nhất hãy chắc chắn rằng nó không gây khó thở, thở ngắn hơi hoặc đau ngực. Khó thở có thể báo hiệu bệnh viêm phế quản hay viêm phổi. Trong khi đó, đau ngực, hơi thở ngắn, đột ngột có thể là dấu hiệu của thuyên tắc phổi (tình trạng tắc động mạch phổi).
9. Các triệu chứng tập trung ở một khu vực
Theo bác sĩ Safo, trong khi cảm lạnh ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp phần trên, các căn bệnh khác sẽ có triệu chứng tập trung ở 1 khu vực nhất định. Ví dụ, đau họng sẽ khiến bạn khó nuốt, nhưng không gây đau đến các bộ phận khác của cơ thể. Viêm xoang gây đau đầu và thậm chí đau răng, bệnh mono sẽ gây sưng amiđan.
10. Đau nhức toàn thân
Cảm lạnh thông thường sẽ không gây ra đau nhức toàn thân, trừ khi bạn đã mắc thêm bệnh cúm. Bệnh cúm còn khiến bạn thấy lạnh và mệt mỏi.
11. Các triệu chứng lặp lại và có khuôn mẫu riêng
Các bệnh dị ứng thường khó phân biệt với cảm lạnh, nhưng chúng thường đi theo một khuôn mẫu nhất định. Nếu bạn thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi ra ngoài hoặc sau khi chơi đùa với động vật, hoặc chúng lặp lại theo thời gian nhất định, bạn có thể đã mắc dị ứng chứ không đơn thuần bị cảm.
Hương Thảo(theo Health)
" alt=""/>Tin mới: 11 dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm trọng hơn cảm lạnhBS. Cung Hồng Sơn và các đồng nghiệp đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật đục thủy tinh thể cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Hồng Sơn (Số 709 Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Các trang thiết bị y tế cần thiết để phục vụ cho phẫu thuật đục thủy tinh thể đã được đoàn y bác sĩ của Bệnh viện Mắt Hồng Sơn chuẩn bị chu đáo, đầy đủ. Những trường hợp chưa có chỉ định phẫu thuật đã được bác sỹ Cung Hồng Sơn cấp phát thuốc miễn phí về điều trị tại nhà và hướng dẫn chăm sóc mắt khoa học.
Để kịp thời khám và điều trị miễn phí bệnh đục thủy tinh thể, người dân liên hệ theo số điện thoại 0904088899, 0399068899, 02437547888 để đăng ký thăm khám. Khi đến thăm khám, người dân cần mang theo căn cước công dân và các giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn…
Được biết, toàn bộ chi phí phẫu thuật trong chương trình phẫu đục thủy tinh thể miễn phí tại Bệnh viện Mắt Hồng Sơn lần này được lấy từ Quỹ từ thiện “Lê Thị Tuệ”. Đây là quỹ từ thiện mang tên thân mẫu BS. Cung Hồng Sơn. Quỹ được PGS.TS.BS CKII Cung Bỉnh Trung - Tổng Giám đốc Bệnh Viện Mắt Hồng Sơn lập nên. Toàn bộ số tiền từ thiện từ quỹ này do gia đình họ Cung (ông Cung Bỉnh Trung) đóng góp. Quỹ nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc được mổ đục thủy tinh thể từ thiện miễn phí, có được đôi mắt sáng, khỏe. Đồng thời truyền cảm hứng trong việc thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, khơi dậy lòng yêu nước, sự đoàn kết thương yêu nhau trong nhân dân.
PGS.TS.BS Cung Hồng Sơn chia sẻ: “Để chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no như hôm nay, đất nước đã mất đi nhiều người con ưu tú, nhiều gia đình phải chịu nỗi đau mất người thân. Chính vì vậy, hàng năm vào Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, mọi người cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, đồng thời nhắc nhở nhau trong công tác “đền ơn đáp nghĩa”, góp sức chăm lo các gia đình thương binh, liệt sĩ và những người có công với đất nước.
Ngoài các đối tượng chính sách, người có công, Quỹ từ thiện “Lê Thị Tuệ” thường xuyên hướng tới tài trợ từ thiện mổ đục thủy tinh thể miễn phí 100% chi phí phẫu thuật cho đối tượng là người già neo đơn, hoặc người già có hoàn cảnh khó khăn để mang lại ánh sáng, giúp họ có thể tự chăm sóc bản thân trong cuộc sống hàng ngày”.
“Trong tương lai, Quỹ từ thiện “Lê Thị Tuệ” sẽ tiếp tục hành trình đầy nhân văn của mình, nhằm chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho người dân. Tin tưởng rằng, với Quỹ này, Bệnh viện Mắt Hồng Sơn sẽ kết nối hàng triệu trái tim, để cùng chung tay góp sức lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, lòng nhân ái và sự cho đi vô điều kiện vì một Việt Nam văn minh và phát triển bền vững”, đại diện Bệnh viện Mắt Hồng Sơn nói.
Doãn Phong
" alt=""/>BV Mắt Hồng Sơn phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí tri ân dịp 27/7Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.
Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Những người có dấu hiệu sau đây được khuyên không nên dùng ngải cứu:
Không tốt cho người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
6 loại thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn cải thiện chuyện tình dục.
" alt=""/>Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu rất nhiều người chưa biết